Loại hình: Nhóm nghiên cứu mạnh định hướng nghiên cứu ứng dụng
𝐋𝐢̃𝐧𝐡 𝐯𝐮̛̣𝐜: Chuyên sâu về hệ thống thông tin, IOT, các thuật toán và kỹ thuật tính toán
Hướng nghiên cứu chính:
– Ứng dụng TTNT trong y tế
– Ứng dụng TTNT dự báo khí nhà kính
Nhóm nghiên cứu mạnh “Ứng dụng AI trong y tế” được Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) công nhận là một trong những nhóm nghiên cứu trọng điểm với mục tiêu làm chủ công nghệ phân tích quang phổ tán xạ raman, kết hợp nghiên cứu tích hợp dữ liệu từ các đại lượng vật lý với các phương pháp học máy và mạng nơ ron nhân tạo để từ đó có thể thiết kế và chế tạo được hệ thống đo chỉ số đường huyết thông minh phục vụ hỗ trợ sàng lọc và chẩn đoán một số bệnh ở Việt Nam như tiểu đường, ung thư da và Alzheimer . Bệnh nhân không phải chích lấy máu xét nghiệm như phương pháp thông thường mà chỉ cần chiếu trên da có thể sàng lọc nguy cơ mắc bệnh một cách nhanh chóng mà không gây đau đớn, tiết kiệm chi phí và thời gian.
Nhóm nghiên cứu mạnh “Ứng dụng AI trong y tế” quy tụ những nhà khoa học nổi tiếng có trình độ, chuyên môn cao, có uy tín trong nghiên cứu khoa học với nhiều bài đăng trên các tạp chí lớn như ISI Scopus đồng thời là thành viên của các tổ chức khoa học lớn tiêu biểu là PGS.TS Nguyễn Thanh Tùng, PGS.TS Trần Thị Oanh, PGS.TS Lê Hoàng Sơn, TS Phạm Thị Việt Hương…sẽ là lực lượng nòng cốt xây dựng, định hướng và phát triển nhóm nghiên cứu ngày càng phát triển hơn.
Trưởng nhóm nghiên cứu mạnh là PGS.TS Nguyễn Thanh Tùng – chuyên gia trong lĩnh vực IOT, networking và y tế thông minh với nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy và trực tiếp chủ trì, quản lý nhiều đề tài khoa học lớn. Ông là tác giả của nhiều bài báo khoa học quốc tế về lĩnh vực ứng dụng AI trong y tế đồng thời là chủ nhiệm của nhiều đề tài cấp Bộ, cấp Nhà nước nổi bật như máy đo huyết áp nhịp tim truyền dữ liệu từ xa và hệ thống phần mềm tích hợp và kết nối các thiết bị điện tử y sinh và mạng truyền thông hỗ trợ theo dõi sức khoẻ và dịch tễ cộng đồng khu vực Tây Bắc.
Lĩnh vực mà nhóm nghiên cứu theo đuổi rất mới trên cả thế giới và Việt Nam, nên tiềm năng sẽ xuất bản rất nhiều bài báo, tài liệu khoa học có giá trị. Tập trung khai thác về ứng dụng tia Raman không xâm lấn và chẩn đoán bệnh thông minh là hướng nghiên cứu rất tiềm năng đóng góp tích cực vào số lượng xuất bản các bài báo trên các tạp chí quốc tế nổi tiếng cũng như các hội thảo lớn về khoa học kỹ thuật ứng dụng trong lĩnh vực y tế. NNCM cũng đề xuất ứng dụng tia Raman vào chuẩn đoán Ung thư da và Alzheimer. Quang phổ Raman được ứng dụng là một công cụ lâm sàng để chẩn đoán nguy cơ mắc ung thư da vì khả năng phát hiện những thay đổi phân tử liên quan đến bệnh lý mô. Thiết bị phát chum tia Laser diode ổn định (bước sóng 785nm) lên bề mặt da và phản xạ lại hình ảnh tới khoang lọc nhiễu huỳnh quang để thu được tín hiệu tốt nhất. Phân tích học máy bằng phương pháp siêu âm Raman, một công nghệ dùng để đo cường độ ánh sáng laser tán xạ được cho là một công cụ tiềm năng trong sàng lọc bệnh Alzheimer.
Sản phẩm, kết quả khoa học của dự án nhóm nghiên cứu mạnh mang tính dẫn đầu,đột phá, có giá trị bổ ích: Sản phẩm của nhóm là hệ thống chẩn đoán bệnh không xâm lấn với độ chính xác cao, nhanh chóng và đặc biệt không gây đau đớn cho bệnh nhân như phải chích lấy máu xét nghiệm như thông thường. Đóng góp nhiều bài báo khoa học về trí tuệ nhân tạo và ứng dụng AI trong y tế mang giá trị lớn về nghiên cứu và giáo dục.
Trưởng nhóm: PGS.TS. Nguyễn Thanh Tùng
Thành viên:
PGS.TS. Nguyễn Thanh Tùng
TS. Phạm Thị Việt Hương
Chử Đức Hoàng
PGS.TS. Lê Hoàng Sơn
PGS.TS. Lê Chí Hiếu
TS. Sái Công Danh
Thông tin liên hệ:
Khoa Các khoa học ứng dụng
PGS.TS. Nguyễn Thanh Tùng
Email: tung_nt@vnu.edu.vn