Thưa PGS.TS Đinh Văn Toàn, việc thành lập và phát triển doanh nghiệp trong trường đại học đem lại những hiệu quả như thế nào, đặc biệt trong việc hỗ trợ nhà trường chuyển giao công nghệ?

Thành lập và phát triển doanh nghiệp trong các trường đại học trước hết làm thay đổi cơ cấu tổ chức và phong cách làm việc mang tính hàn lâm sang hướng ứng dụng thực tiễn, quan tâm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các bên (nhà trường, nhà khoa học, doanh nghiệp và thị trường…).

Ngoài ra, doanh nghiệp trong các trường đại học có lợi thế lớn trong việc thu hẹp khoảng cách giữa nhà trường và xã hội, giữa các giảng viên – nhà khoa học với thị trường và yêu cầu của các bên liên quan, trong đó có các nhà đầu tư và người tiêu dùng.

Điều này có vai trò rất quan trọng để các hoạt động nghiên cứu và phát triển trong trường đại học đáp ứng được nhu cầu thị trường, tạo cơ hội hiểu biết để đặt hàng giữa các bên; thúc đẩy mạnh mẽ hơn chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học, triển khai thương mại hóa từ trường đại học ra thị trường thông qua sự kết nối và hoạt động đầu tư, thương mại của doanh nghiệp – điều mà các trường đại học và nhà khoa học chưa làm tốt được do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Hơn nữa, hình thành doanh nghiệp và phát triển các hoạt động có tính kinh doanh hiện nay phù hợp với xu thế tự chủ và đổi mới mô hình trong các cơ sở giáo dục đại học theo hướng hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu các bên liên quan; đa dạng hóa nguồn lực để các cơ sở này, nhất là các trường công lập, phát triển bền vững.

Theo số liệu thống kê từ các các cơ sở giáo dục đại học hiện nay cho thấy, nguồn thu chủ yếu vẫn từ học phí và lệ